CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI DỊCH CÚM XUẤT HIỆN TRỞ LẠI?

Đăng bởi HÀI BÙI | 18/04/2023 | 0 bình luận
CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI DỊCH CÚM XUẤT HIỆN TRỞ LẠI?

NHỮNG MÓN MÀ CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG ĐỢT DỊCH CÚM

Đừng để cúm tấn công, cảm tới, hệ miễn dịch bị phá mạnh mẽ mới đi tìm thuốc hay trợ phương từ xa. Quý vị đợi tới lúc đó là quá muộn, hoặc cũng tìm được nhưng tốn chi phí vào những mục rất không cần thiết như đi hỏa tốc chẳng hạn.

Chúng ta đã qua 2 năm bị dịch tấn công, thay vì lo sợ, hãy chuẩn bị sẵn giải pháp.

1- CHANH MUỐI LÂU NĂM, dạng quả và dạng nước nước cốt đều cần.

Mỗi dạng có ưu thế dùng riêng, ví dụ quả chanh muối lâu năm, trên 5 năm là muối kết tinh, các loại thuốc long đàm tiêu đàm nếu nói là thua quả chanh muối đều không thể là nói quá đâu. Một quả chanh chia 20-30 miếng nhỏ, nếu đi ra ngoài thì đem theo 1 quả, ngậm nơi đông người, virut không thể nào mà tấn công vào đường họng nếu có miếng chanh muối mặn chua này trong họng.

Và chanh muối còn dùng để nấu/ủ cùng trà dưỡng phổi tiêu viêm để uống, có thể tiêu sạch đàm sâu trong phổi. Đây là bài trà mà tôi đã hướng dẫn nhiều năm, có những người ho cả hai mưoi năm, những người tiền sử hen suyễn, viêm phế quản hay người tì yếu lại ăn lung tung nên quanh năm có đàm, thì dùng đều hiệu quả 100%.

Còn nước cốt chanh muối - tôi hay gọi là tinh túy của một chum chanh là vì mỗi chum chanh 50 kg chỉ được vài lít nước cốt chắt ra, nó còn đa năng vô cùng hơn:
— Dùng pha loãng nước ấm khò họng sáng tối hay bất kì lúc nào, nhất là khi đang cảm ho nhé
— Dùng khò họng trước khi đi làm vấn đề răng miệng, nó giảm đau và giảm sưng tức thì cho ai đi nhổ răng khôn 
— Dùng pha vào nước uống các thức uống vị ngọt, như nước mía, trà đường, trà đào cam sả, nước dừa… đều giúp nâng vị và cân bằng vị
— Dùng pha vào thêm nước ép cho kiềm hóa, giảm bớt độ axit trong rau củ trái cây

Khi có cúm tới, thì nước cốt chanh muối pha loãng nước ấm siêng khò là một lợi thế, và dành cho cả người già người ốm bệnh không ngậm chanh quả được khò, khò lần 1 nhổ đi, khò lần 2 có thể nuốt cho người nào đàm nhiều.

Trong bếp mỗi nhà nên thủ sẵn chanh muối lâu năm. Chanh muối chẳng hư, càng lâu năm càng xịn nữa, và khi cần, nó chính là bài thuốc cứu tinh rất nhiều cơn ho, khò khè của chúng ta, chứ không chỉ chờ có cúm mới lo chuẩn bị. Thời tiết xứ nhiệt đới bốn mùa hay hai mùa, thế nào cũng có lúc sổ mũi, đau họng, rát họng, sưng amidan, biết dụng chanh muối là quý vị xử lý dễ dàng.

Và hơn hết, chanh muối Việt Nam rất dễ tìm và rẻ. một quả dùng rất lâu mới hết.

2— TRÀ DƯỠNG PHỔI ĐỂ NÂNG CAO CHÍNH KHÍ VÙNG PHỔI, TIÊU VIÊM, BÀI ĐỘC NHẸ NHÀNG, GIẢI CẢM

Chủ vị của bài trà này thường gồm toàn thảo dược xung quanh chúng ta như tía tô, củ sen, lá trà già…. phối vào nhau theo nguyên lí ngũ hành càng tốt, làm sao không chỉ dưỡng phế, còn thông thận, ấm tì, mạnh đại tràng… vì các cơ quan này liên đới chặt chẽ tới phổi. Khi có cúm, các bạn nhớ ủ trà cùng ít chanh muối, thường là 1/5 quả chanh, uống ấm nóng, thì đang ho hay mệt dùng bài trà này cỡ 3 ngày - 7 ngày, cơn ho bay sạch nhé.

Nếu bạn không có đủ cũng không sao, có tía tô hay củ sen cũng được.

3— VÀI THANG THUỐC CẢM ĐÔNG Y LÀ KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ

Rất nhiều lần, tôi nói việc nên thủ sẵn trong nhà vài thang thuốc cảm đông y, cứ tính trung bình 1 người 3 thang cho 1 năm. Nếu chẳng may cả năm không ốm đau cảm mạo gì thì mừng chứ. Nếu mưa gió trở trời, miệng hơi nhạt nhạt, mồ hôi túa ra lạnh toát, người bị hàn nhập thì trong quý vị áp dụng vừa uống thuốc cảm vừa đánh cảm trục hàn, ăn thêm bát cháo, gần như phải nói là đúng 1 ngày mọi thứ đang mệt lả bỗng nhiên như ốm giả vờ, khỏe liền sau đó.

Đừng chờ chảy mũi lòng tòng, ho như cuốc nổ mới dùng thì vừa tốn thời gian phải nghỉ ngơi, vừa tốn thuốc. Thông thường như thuốc cảm tôi nhờ thầy cắt, 1 thang to như cái rổ đựng rau, thường uống 3 ngày mới hết. Nhưng nếu chớm cảm mà sắc thuốc thì thuốc dư 2 ngày, cất cấp đông khi nào cảm dùng tiếp.

Hãy nhớ là đầu mỗi năm, dù chả có dịch cúm cũng nên sẵn vài thang thuốc cảm ở trong tủ lạnh nhà nhé quý vị. Duyên từng đi mua thuốc cảm tây y rồi, 1 tuần tính ra tiền cũng bằng 1 thang thuốc cảm đông y thôi mà hệ lụy…. thôi không nói nha.

4— NÂNG CHÍNH KHÍ BÊN TRONG BẰNG KHỎE ẤM TỲ VỊ BẰNG CÁC MÓN BỔ NHIỀU VỀ KHÍ

Nếu chỉ lo tiêu viêm mà quên là chính khí bên trong mới sinh ra sức mạnh nội tại để đối đầu và đánh tan bọn cúm thì chúng ta mới tới sân, chưa vào trong nhà.

Những lúc cảm ốm, virut, tất cả những món thiên về tinh lỏng, hầm kĩ sẽ được ưu tiên để ăn uống.

Ví dụ cháo tía tô, hành
Ví dụ cháo tiềm phục hồi sinh lực - thật ra nhiều người chưa biết hoặc không thể mua cháo tiềm với những vị bổ khí thượng hạng thì ăn cháo hành, cháo tía tô cũng được.
Ví dụ các món tiềm hầm kĩ, canh tiềm bổ khí, chỉ cần uống nước cũng được nếu không muốn ăn hoặc không thiết tha ăn lắm.
Ví dụ là các món sâm mật ngâm lâu, vì sâm là bổ khí rất nhiều, ăn cái khí chạy dọc lưng luôn đấy.

Thế nên hãy học vài món cháo tiềm giải cảm, xuất hàn bên trong và nâng khí bên trong, đặc biệt cần làm ấm tỳ - vì khi cảm lạnh, là bụng lạnh, đồ ăn bị trương lên không chuyển hóa được, thì tỳ khí sẽ rất quan trọng trong nâng cao miễn dịch và vực dậy đội quân phòng vệ bên trong. Tỳ khí phải mạnh, khỏe thì phổi mới khỏe.

Khi chúng ta ốm, chúng ta sẽ khó ăn ngon miệng, nên các món lỏng, cay ấm sẽ luôn được ưu tiên, không ăn cháo thì nấu phở cũng là một lựa chọn cực kì hay.

Để đồ ăn không khó tiêu thì gan - tỳ đóng vai trò chuyển hóa đồ ăn phải tốt, kèm vài lát gia vị ngâm chua ăn kèm, hoặc là lúc này, những món gia vị như tương gừng, tương tỏi, hoặc miso nên nếm ăn cùng đồ ăn phát huy sức mạnh chuyển hóa đồ ăn hiệu quả.

Những lúc cảm, sốt, quý vị đừng vội ăn trái cây, chờ hết cảm, thì hãy bổ sung vitamin từ trái cây, và ngưng ăn trái cây sau 15h. Quý vị không nên ăn xoài, sầu riêng, mít, vải tưoi, nhãn tươi khi đang cảm, ho. Nếu quý vị ho cảm dài, mà háo quá, có thể dùng nước đường gừng, hoặc ninh táo đỏ, lê, hoặc đun chuối chín hầm ra lấy nước uống đều được.

5— KỸ NĂNG TRỤC HÀN, ĐÁNH CẢM KHI BỊ CÚM, CẢM SỐT

Nói đúng ra là giải phóng hàn lạnh trên dọc kinh lạc. Phổi bị tấn công thì toàn bộ dọc trục cột sống, cổ gáy vai đều co cứng, và đốt sống ngang phổi khi rờ vào đều bó sờ ‘nghe’ rất rõ. 

Một số các trục hàn quý vị có thể linh hoạt áp dụng nhé: Chườm muối - Áp nước gừng - Đánh cảm bạc trứng - Đánh cảm bằng bồ kết, cám gạo, gừng - Sấy ấm người bằng máy sấy tóc - Dán salonpas theo diện chẩn vào vùng tiêu viêm và lòng bàn chân.

Đây đều là những kỹ năng mà các chị em nên học, dù có cúm hay không. Những món này là kiến thức cần trong chăm sóc sức khỏe chủ động, kỹ năng sinh tồn cuộc sống. Trong đời đâu đó chẳng vài lần bị trúng gió, thương hàn, cảm mạo,… những trợ phương này đều là dạng xử lí cấp thời, mà hiệu quả tức thì.

Bây giờ thì thay vì lo lắng, hãy chuẩn bị ít chanh muối, trà, ít gói cháo tiềm và thêm thật nhiều muối, gừng sả ở nhà, khi cần thì dùng luôn. Dù dịch có tới hay không, chúng ta cũng ung dung với những sự chuẩn bị cơ bản này.

Nếu được nữa, các chị em sống vùng nồm ẩm, mùa này nên siêng xông nhà, xông nhang thảo mộc, xông bằng thảo dược, xông bằng muối… đều được. Nó cũng giúp phòng bệnh dịch theo mùa như zona, thủy đậu đấy.

Nếu anh chị em có người nhà có bệnh nền về hô hấp, nếu là em bé, nên có sẵn hũ thuốc nào bổ máu quy tì, thì cho uống nhé. Tì mà khỏe thì phế cũng khỏe và phế khỏe, thận lại khỏe, trong nhà chủ nhà khỏe, có mặt thường trực, trộm nào dám vào, hàn nào dám nhập. Virut tới cửa là bị bảo vệ dập liền.

 

Hotline: 0865 864 988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: