Gừng đã hấp rồi sấy săn sau đó mới ngâm mật ong rừng. Có mấy hũ ngấm ngon không khác gì nhân sâm Hàn Quốc ngâm mật nhưng nhìn sơ thì lại hao hao như sâm Ngọc Linh Việt Nam ngâm mật.
Trong các vị bổ về khí dẫn khí thì gừng là loại mà dễ thấy nhất ở đất nước chúng ta, đất nước mà quanh năm nắng mưa, vùng miền nào cũng trồng được gừng. Từ gừng dé tới gừng sẻ, gừng cao sản đều trồng được. Còn trồng có rù có thối có vàng lá thối củ hay không tính sau nha. Nhiều người nghĩ cái gì vùi xuống đất trồng thì ít phân thuốc hóa học Thật ra là nó còn dễ chết và chết ngang hơn thì đúng hơn, nhất là thối củ và rù, vàng thân hàng loạt chẳng cứu được. Và người trồng để đạt năng suất cao họ bón cùng phân và thuốc trộn vào đất luôn.
Nói thật là với tôi, các loại củ trong đất là nhóm nhiễm kim loại nặng nặng nhất luôn, ngày tháng canh tác dài, phân thuốc phải nhiều, nếu để chết ngang là tiền vứt đi rất nhiều. Nên với tôi tiêu chí hạn chế nhiễm kim loại nặng là cái gì ăn vào miệng mà lại còn ăn ngày ngày, phải lựa kĩ xem từ yếu tố canh tác trước. thay vì đi tìm đồ gì thải độc thì hãy ngăn ngừa nguyên nhân trước cho khỏe thân.
Người ta hay ví gừng tốt như sâm nếu dùng đúng cách, nhất là vào mùa hè. Khi mà mồ hôi ra nhiều nhiều người bị chứng phát hãn, khi ấy thì dương khí trong người theo mồ hôi thoát ra mà nếu không biết cách bù lại kịp thời thì dễ bị xỉu, hoặc mệt, miệng nhạt đầu đau... Khi ấy chỉ cần một ly trà gừng thêm xíu muối và đường là sẽ bù lại, là xong.
Gừng vào thu đông hay những ngày mưa sáng lạnh dùng cũng rất tốt, và không nên lạm dụng dùng lượng quá lớn gây nóng. Tính cay và nóng của gừng giúp cơ thể ấm lên rất nhiều là tì vị, dùng trong nấu ăn, nấu thuốc, nấu trà uống.
Nhiều người có hỏi là người ta bảo dùng gừng ban đêm độc như thạch tín. Ý nói là nếu tối rồi còn dùng gừng có độc không?
Hồi xưa tôi có hỏi 1 vài thầy làm thuốc về điều này thì các thầy nói thường lượng dùng 1 lần khá ít, 10g đổ lại thôi, lúc cấp cứu thì dùng, kể cả ban đêm, đều thành thuốc cứu người, có để độc như thạch tín mà dân gian nói thì phải là dùng cả kí gừng, và dùng nhiều ngày kia. Còn người bình thường không bị thần kinh chẳng ai giã cả kí gừng ra uống cả.
Không nói về gừng tươi, gừng tươi cũng dùng được nhiều việc nhất là nấu ăn, thì gừng ngâm mật hoặc bột gừng là tiện nhất, tôi thấy các anh chị ở nước ngoài về Việt Nam tốt nhất hãy tìm nơi làm bột gừng chất lượng mà mua vài lạng sang dành tủ lạnh nấu ăn và pha trà.
Mùa này mưa gió thất thường, ĐỂ PHÒNG BỊ CẢM HÀN ngay khi đi dính nước mưa về, các anh chị cứ đập mẩu gừng nhỏ tầm 1cm, để vào cốc chế nước sôi cho ra tinh chất gừng, rồi cho đường hoặc mật ong - mật ong càng tốt thì kháng sinh khá cao, rồi uống ấm. uống như này thì hàn khí mới nhiễm ở phần biểu bì được đẩy ra, phòng bị cảm sâu. Nếu ai có ý thức sinh tồn như này, thì dù đi làm về chiều gặp mưa thì hôm sau vẫn khỏe để đi làm tiếp. Bởi vì những thứ như gừng và mật ong tôi thấy góc bếp nào chẳng có, dù nghèo hay giàu, ở phố hay nông thôn.
Nếu những buổi sáng dậy mà người lạnh, thấy bụng lạnh, sờ nắn thấy cứng, hôm đó thời tiết ẩm ướt, thì nếu các bạn có thể dùng gừng ngâm mật ong hoặc gừng pha mật ong mà uống, cốc nước ấm này đầu ngày sẽ vực sinh khí bên trong lại.
NHIỀU BẠN CŨNG HỎI DÙNG MẬT ONG NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?
Không ạ, một ngày trung bình dùng 1 thìa canh - cái thìa hay xúc cơm vào miệng ăn ấy, là đủ, khi pha ra cốc nước 200ml nó khá nhạt ấy. Chỉ nghe thoang thoảng vị ngọt thôi chứ không ngọt nhiều. Nhưng vẫn có những trường hợp du di như:
Bạn đang bị nóng gan, thì không nên dùng mật ong pha gừng
Khi bạn là người huyết áp thấp, thiếu máu, nhưng cả ngày cũng không có nấu thêm trà bổ máu bổ khí uống, có mỗi lần uống ngọt buổi sáng, thì có thể tăng chút mật ong lên được, nên nhớ não mà thiếu đường thì não cũng đơ, làm việc không năng suất được nhưng dư đường cũng buồn ngủ ì ạch phết đấy.
Bài được viết bởi Tịnh Duyên - chủ page Vườn Nhà Tịnh Duyên và Dưỡng Sinh Hài Hòa