Kiến Thức/Góc nhìn Sức Khỏe

KINH NGHIỆM PHÒNG TRÚNG GIÓ & THÓI QUEN CHỦ ĐỘNG TRÁNH NHIỄM HÀN

Đăng bởi HÀI BÙI | 15/04/2023 | 0 bình luận

Đối với cá nhân tôi thì khí hậu là một đặc ân cho sức khỏe. Với người tiền sử hen suyễn và phế kém, chỉ cần sống ở nơi ấm áp nắng nhiều là đã khỏe 70-80 phần, 20 phần còn lại nhờ ăn uống, vận động này kia mà thôi. Cứ mỗi lần tôi di chuyển vào những vùng đông dân cư và còn thêm lạnh, thì tự nhiên oxy trong người mình tụt hẳn. Nó mệt mỏi kiểu rất lạ lùng, hoặc còn cả trúng gió…. Người vùng nắng thì dễ trúng gió, người vùng lạnh thì dễ nhiễm hàn. Mà gió nhiễm lâu sẽ sang hàn, phong hàn. Cũng như nhiều người sống thiên di khác, tôi không cố định ở bất kì một vùng nào, nhưng tôi luôn chọn sống miền nắng ấm, là để sống cho mình. Còn việc đi lại không cố định, có thể sống ở thành phố khác vài ba ngày không sao. Đây là vài kinh nghiệm phòng trúng gió nhiễm hàn của tôi, quý vị lưu lại khi cần nhé: 1. TẮM SỚM. Tôi luôn ưu tiên tắm sớm, gội đầu ban ngày, trễ nhất cũng là trước 19h.  Khi tắm xong nên dùng thêm 1 nắp rượu gừng pha  nước ấm tráng người, tráng tóc để làm ấm người tức thì 2. SẤY SAU KHI TẮM. Tắm gội xong là sấy khô liền, không bao giờ để đầu lõng bõng nước mà đi ra ngoài đường, nếu người đang đau mỏi thì vỗ luôn ít rượu gừng vào dọc cổ gáy và sống lưng 3. TRÙM KÍN KHI RA ĐƯỜNG. Đi đường nên trùm đội khăn quấn kĩ cổ, hai lỗ tai, ngực và chân, ít nhất ấm chân từ trên mắt cá chân 5cm trở xuống. còn không quấn kín từ đầu gối trở xuống là an toàn nhất 4. TẮM NẮNG. Khi tắm nên đưa cột sống ra phần nắng nhiều nhất và tranh thủ tập thể dục nhẹ nhàng dưới nắng 5. KHÔNG TẬP THỂ DỤC CƯỜNG ĐỘ CAO VỀ ĐÊM TỐI. Tập gì cũng cần chọn cường độ tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để tránh đột quỵ và tiêu hao năng lượng quá nhiều ở đầu ra so với đầu vào 6. NGÂM MÔNG và NGÂM CHÂN. Mỗi tuần nên ngâm mông ít nhất 2 lần, còn lại ngâm chân (người giãn tĩnh mạch không ngâm chân) 7. ĐẬP VỖ TOÀN THÂN TRƯỚC KHI NGỦ. Nếu trời lạnh, hoặc là muốn không bị trúng gió về đêm, tối đi ngủ thường sẽ vỗ đập toàn chân cho ấm lên, sau đó xức xoa tí rượu gừng vào, đảm bảo ngủ ngon và ấm áp 8. UỐNG TRÀ THẢO MỘC. Uống trà gừng hay trà quế ấm, gia giảm theo mùa, và thời tiết. Ví dụ mùa thu đông sáng dậy có thể uống trà gừng - trà quế mật ong nóng nhiều cay được nhưng sang hè và xuân nên uống ít lại và bổ sung các vị ngọt khác có tính điều hòa thanh nhiệt hơn 9. KIÊNG ĐỒ SỐNG LẠNH. Hạn chế ăn đồ sống lạnh, hải sản và nội tạng động vật, những con sống sâu dưới sình bùn 10. ĐỊNH KỲ ĐÃ THÔNG KINH LẠC. Có những nhóm cơ, vùng cơ thể chúng ta không tự đã thông được mà phải nhờ người khác làm. Kinh lạc mềm ra, khí hàn xuất ra chính là 1 cách trục hàn nhàn nhã chứ không nên để bệnh tắc theo hiệu ứng domino rồi mới xử lý. Tôi nhận ra nhiều người chưa định hình đúng vai trò của đả thông, thường chỉ khi bệnh lắm mới đi đả thông trị liệu, hoặc thậm chí bệnh tìm thuốc chứ không tìm các phương pháp đồng lúc có tác dụng trị liệu mạnh mẽ lên máu và khí như đả thông.  11. ĐỊNH KỲ 3 THÁNG BẢO TRÌ BẰNG THANG THUỐC THẬP TOÀN ĐẠI BỔ Quý vị chỉ cần kiên trì tạo thói quen đều đặn thì chắc chắn sức khỏe sẽ cải thiện rồi chứ chưa nói đến những việc bồi bổ khác. Chúc quý vị luôn khỏe mạnh.

Đọc thêm

CÁCH TRỤC HÀN ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

Đăng bởi HÀI BÙI | 09/04/2023 | 0 bình luận

Bạn phải nỗ lực 90%, 10% còn lại là nhờ cậy người khác, nên nhớ nguyên tắc như vậy. Nguyên nhân cơ thể nhiễm hàn: sinh xong không kiêng cữ, có vết sẹo mổ sinh; do môi trường làm việc hàn lạnh, có thói quen tắm đêm, không vận động, những thói quen sinh hoạt lâu năm tích dồn lại,.. Mỗi nhóm đối tượng bị hàn lạnh, tích huyết, tắc bế đều có những "combo bệnh” phát ra theo nên nói thật lộ trình chi tiết của từng người đều không ai như nhau, nam nữ khác nhau, trẻ già khác nhau, vì thế tôi chỉ gợi ý một sườn chung để quý vị nắm, còn lại nếu ai cần hỗ trợ tư vấn phải liên hệ riêng. Biết gì thì tôi chỉ thêm để quý vị tự làm. Quý vị chiếm 9 phần để quyết định sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân. Quý vị cần phối hợp trục hàn từ phía trong và cả phía bên ngoài. Cách trục hàn này dành cho những bạn có lối sống sinh hoạt sai nên cơ thể nhiễm hàn, cách này rất đơn giản.  I. BÊN NGOÀI: Chọn 1 trong 3 cách để áp dụng  Trục hàn bằng CẠO GIÓ, sau đó hơ NGẢI CỨU - vừa đủ. Nếu quý vị không hiểu về hơ ngải cứu thì dùng máy sấy tóc sấy ấm người sau khi cạo gió. Hơ cứu ngải mà không nắm nguyên tắc rất dễ hư hỏa trong người và dẫn tới thận nóng, thận khô, không giữ được nước trong người. Trục hàn bằng CHƯỜM MUỐI ngày 1 lần, chườm xong phải nằm kín gió. Buổi tối nên làm thêm túi muối rang ôm đi ngủ.  Trục hàn bằng XÔNG HƠI THẢO DƯỢC, xông trong lều. Dùng nhiệt độ ổn định của hơi nước để xông, xông khoảng 3 ngày rồi ngưng và áp dụng chườm muối là an toàn. Khi xông nhất định cần bổ sung trà gừng đường ngọt để không tụt huyết áp và không mất nước. Nếu bạn xông hơi mà xây xẩm mặt mày mà bị thiếu đường, phải bổ sung nước đường liền. Sau khi trục hàn rồi thì 1 tuần nên duy trì tắm ngâm với nước gừng muối (cho người huyết áp thấp) hoặc thảo dược (cho người huyết áp cao) thì người rất khỏe, kinh lạc lưu thông nhẹ nhàng, người sảng khoái, nhẹ bẫng, đầy năng lượng. II. BÊN TRONG: DINH DƯỠNG & TẬP THỞ DINH DƯỠNG Dù có trục hàn bằng muôn bài, mà trong không dưỡng bằng dinh dưỡng thì cũng không có sức nào tăng miễn dịch, tăng khí bên trong chân ái được. Khi bị hàn lạnh thì đồng thời hệ tiêu hóa và vùng bụng - nơi chứa khí rất nhiều và cần khí rất nhiều để đốt đồ ăn bị lạnh nên việc chọn ra những món dinh dưỡng tăng khí bổ máu là cần thiết. Cách của Tịnh Duyên: nấu cháo tiềm phục hồi sinh lực thêm thìa dầu mè cung cấp chất béo tốt vừa làm ấm cơ thể, trung hòa vitamin, vừa giúp cơ khớp đàn hồi tốt…. Ăn cháo ngày 1 cữ và khi nào thấy hồi đã hồi sức thì tuần ăn 1 lần là đ Tùy người độ nhiễm hàn lâu mau, nặng nhẹ mà hệ tiêu hóa phải được chăm dưỡng kĩ hơn và mỗi người một lộ trình nên sẽ không nói chung chung được. Tuy nhiên, nguyên tắc ăn gì thì ăn, phải đủ chất thì mới tạo đủ máu nuôi cơ thể. Máu tới đâu thân nhiệt ấm tới đó, nơi nào máu không tới được thì thân nhiệt lạnh ở đó. Để máu thiếu lâu thì chân teo, xương khô, tóc bạc, tai ù là điều hiển nhiên. TẬP THỞ Có một món mà tôi nhắc đi nhắc lại hoài với nhiều người chính là HƠI THỞ. Hơi thở không tốn tiền, càng không tốn nhiều thời gian, nhưng nó lại không thể vắng mặt với sự sống của chúng ta. Khi hàn lạnh nhiều ngũ tạng lờ đờ làm việc không được vì thiếu khí, thiếu máu thì hơi thở quan trọng ngang như dinh dưỡng vậy. Trục hàn từ sâu trong tế bào, sâu hơn hết thảy chính là phải làm sao áp suất máu tăng lên, và HƠI THỞ BỤNG chính là chìa khóa. Khi thở bụng đúng, chỉ có 5 hơi thì toàn thân đã ấm hết rồi. Đó là sức mạnh của hơi thở. Để tập thở đúng, quý vị nên tự day xoa vỗ đập đơn giản cho toàn thân, tay chân để kích hoạt cả cơ thể ấm lên. Những bài tập thở bụng chủ yếu là thở bằng bụng nên chân tay chỉ là phụ họa đi kèm. Quý vị hít vào bằng mũi từ từ sao cho bụng phình lên như quả bóng căng rồi thở ra bằng miệng đồng thời ép xẹp bụng xuống. Tùy bài cho cao hay thấp áp suất máu mà thổi phù ra hay thở ra nhẹ nhàng từ từ. Quý vị nào nhiễm hàn nhẹ thì làm tích cực một tháng rồi sau đó duy trì những thói quen trong lối sống hàng ngày và ăn uống đủ chất thì rất hiếm khi nhiễm hàn. Quý vị cũng đừng quá lo lắng, chỉ sợ mỗi bệnh LƯỜI và lắm lý do bao biện chứ cơ thể chúng ta chỉ cần chăm đúng thì hồi phục cực kì nhanh.   

Đọc thêm
Hotline: 0865 864 988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: