LƯU Ý NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC
1– Nếu không giãn tĩnh mạch, thì ngâm hàng ngày
2– Nếu giãn tĩnh mạch, thì không nên ngâm mà rửa chân, nước cũng không nên nóng bỏng, 1 tuần vẫn có thể ngâm chân 1 lần với nước ấm vừa
3– Khi ngâm chân, không bật quạt và máy lạnh
4– Nên ngâm ngập ngang bắp chân
5– Nên ngâm chân, và có cái chậu nhỏ, chiết nước ngâm ra ngâm tay luôn, bài độc qua 10 kẽ ngón tay chân, nhả cơ rất tốt
6– Nếu tính từ lúc rịn được mồ hôi, thì chỉ ngâm thêm 5p là dừng
7– Sau ngâm có ra mồ hôi, nên lau khô người, thay quần áo, sấy ấm sơ bằng máy sấy tóc và tuyệt đối không đi chân đất xuống nền nhà
8–Sau ngâm chân 30 phút mới được mở máy quạt và máy lạnh
9– Nếu ai ra quá nhiều mồ hôi, sau ngâm uống cốc trà đường ngọt nhẹ, thêm vào xíu cốt chanh muối hoặc xíu muối hột bù lại điện giải.
10– Trẻ con cũng ngâm chân được, em bé vài tháng thì nên rửa chân hàng tối, tăng miễn dịch ít cảm sốt ốm bệnh và ho.
11- Người giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước quá nóng, và sau ngâm hay rửa chân, nên xoa bóp day huyệt cho máu lưu thông, giảm đau nhanh và phòng suy giãn tĩnh mạch sâu hơn.
12- Người đang bị ra mồ hôi không cầm được thì ngưng ngâm chân, nên xoa bóp nếu chân tay tê bì, và day huyệt kĩ lòng bàn chân.
13–Ngâm chân với thảo dược hiệu quả bài hàn ẩm phong hàn nhanh hơn chỉ dùng mỗi gừng + muối nên để tối ưu hiệu quả, nên chọn một loại thảo dược ngâm chân mà bạn thích mà thực hành để cùng thời gian công sức, x10 hiệu quả và đem lại những trải nghiệm sâu hơn.
Bài được viết bởi Tịnh Duyên - chủ page Vườn Nhà Tịnh Duyên và Dưỡng Sinh Hài Hòa
LƯU Ý VỀ NGÂM MÔNG XIN ĐỌC Ở ĐÂY: