MẠN ĐÀM VỀ SỨC KHỎE

ĂN TÁO ĐỎ NGUYÊN QUẢ HAY UỐNG NƯỚC TÁO ĐỎ TỐT HƠN?

Đăng bởi HÀI BÙI | 03/06/2023 | 0 bình luận

Đây là kiến thức đúc kết lại từ việc học ‘rất linh tinh’ và làm nhiều, rất nhiều năm, nên nông dân nửa mùa yêu thích chăm sóc sức khỏe chủ động từ dinh dưỡng ăn uống vận động sẽ khuyên quý vị chỉ xem như một góc nhìn để quý vị thêm suy ngẫm tiếp nhé!  Có bạn hỏi tôi câu hỏi này, cũng nhiều lần trả lời ĂN CẢ QUẢ TÁO ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG? thì là ăn được. ĂN CẢ QUẢ CÓ TỐT KHÔNG? thì tốt. NHƯNG HẤP THỤ CÓ TỐT KHÔNG? thì chưa hẳn.  Việc ăn cả quả hay ủ nước hay ninh kĩ lấy nước cốt uống… đều tốt, nhưng tốt và phù hợp cơ thể nó liên quan cơ chế hấp thụ. Nếu quý vị khỏe, ruột quý vị tốt, nhai luôn quả táo vào khả năng chuyển hóa có thể được 7-8 phần. Nếu ruột quý vị kém, gan tì chuyển hóa kém, ăn nguyên quả có khi chỉ chuyển hóa được 2-3 phần, có khi sớm mai đi cầu còn ra nguyên vỏ quả táo. Chưa kể, ăn nguyên quả thì cụ thể dạ dày còn cần nghiền nát, còn phụ thuộc hệ vi sinh và sự tiết dịch vị, dịch mật tiêu hóa… cần vài tiếng hoặc cả ngày hôm sau mới thẩm thấu. Do vậy khi chúng ta ăn vào chưa thể nào cảm thấy não khỏe ngay tắp lự hoặc bớt mệt luôn. Nếu chúng ta muốn dùng táo đỏ nạp năng lượng ngay cho cơ thể thì sẽ không đáp ứng được. Nhưng nếu muốn dưỡng từ từ thẩm thấu lúc nào không hay thì lại phù hợp.  Cách nhai táo đỏ nguyên quả kĩ nhuyễn cho hấp thụ chuyển hóa đường  từ từ rất hợp người bệnh tiểu đường nha quý vị. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi ăn trái cây, người bệnh tiểu đường hoặc các bạn có bầu, tránh bị đường cao đột ngột trên cơ thể thì nên ăn trái cây toàn phần, có cả nước - chất xơ - đường. Khi chúng ta ăn táo đỏ cơ thể còn chuyển hóa chậm chậm, thì đường không cao ngay trong máu không làm mình khó chịu. Mà thực ra nếu ở góc độ cá nhân tôi với sự hiểu biết thì có khó chịu khi ăn đồ ngọt vào là vì đường này là đường âm, ăn vào chưa chuyển hóa được do hệ tiêu hóa gan tì dịch vị kém nên làm mình khó chịu, chứ không phải vì đường làm khó chịu. Những người tiểu đường thì không nên uống nước ép rau củ trái cây nguyên chất. (Quý vị ăn chậm ăn toàn phần tốt hơn nhiều, ngay cả người khỏe). Chúng ta nấu/đun/ủ táo đỏ ra nước, nếu mình dùng nồi tiềm nấu chậm táo đỏ sẽ chuyển đen, nước từ màu đỏ tươi sang màu đỏ đậm. Quý vị uống dạng lỏng - bao giờ cũng hấp thụ nhanh hơn, gần như tuyệt đối hơn, và sẽ có cảm nhận về năng lượng liền ngay khi đó. Não cần đường và đường là thức ăn nuôi não. Nên khi não đang căng thẳng, bắt đầu các họat động chỉ đạo của thần kinh mệt mỏi thì việc uống trà táo đỏ - kỷ tử - hoa cúc - nhãn nhục - đường phèn là cách nạp đường dương tốt cho não và cho cơ thể nhiều là vậy. Thế nên quý anh chị em dân văn phòng, các cháu đi học, người mà làm việc trí não cần tập trung quá nhiều, tôi khuyên nên mỗi tối dành 2 phút bỏ vào bình ủ nhiệt: 3-4 quả táo đỏ cắt thật nhỏ 3 miếng nhãn nhục 1 thìa canh kỷ tử từ 15-20g (nhiều nhất 20g là được) 3-5 bông cúc, thêm cục nhỏ đường phèn và đổ nước sôi vào đó, ủ qua đêm. Sáng mai thức dậy đi làm nên huân tập một thói quen là bỏ cái bình táo đỏ vào túi/balo mà nhâm nhi trong suốt thời gian học hành, làm việc từ 8-15h. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian để cảm nhận được năng suất cơ thể, sức khỏe và năng lượng cơ thể, có thể là ngay sau 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng, và nếu đều đặn theo năm. Bạn chỉ cần mỗi ngày khoảng 300-500ml thôi, bạn có thể nhìn lại chính tốc độ lão hóa của bản thân sau mỗi năm để thấy được việc chăm sóc tinh huyết, cụ thể là ngoài ăn uống cơ bản còn bổ sung cho não bộ một chút dinh dưỡng cao. Hầu hết gia đình Việt chị em làm nội trợ chăm lo sức khỏe cho cả gia đình. Tôi khuyên các chị em thời này phương tiện hiện đại tiện lắm, mua vài cái bình ủ nhiệt đủ size, mỗi tối ủ một bình và nhớ cho chồng mình một bình đi làm nhé. Các ông chồng là ‘ngân hàng’ mà không đầu tư để ‘sinh lãi’ là không được. Đó là chưa nói nhiều gia đình kinh tế dồn hết lên một người thì người đàn ông áp lực khá lớn, chăm sóc và yêu thương bằng những hành động trên sự hiểu biết. Ví dụ người tính toán có phần chậm chạp như tôi thì một bình trà táo đỏ kỷ tử hoa cúc…. với tiêu chuẩn ăn đồ sạch, dinh dưỡng như tôi thì giá vẫn hạt dẻ nhiều so với ly nước bên ngoài, chưa nói về dinh dưỡng và độ an toàn và… nhiều sự quan tâm trong đó. Quý vị hãy làm cho tất cả thành viên trong nhà dùng, công bằng và quan tâm hết thảy, đừng nghĩ chỉ cho riêng bất kì một ai. Sự chăm dưỡng đều đặn có chừng mực nó sẽ đem lại kết quả sức khỏe tốt chứ không phải chờ bệnh ốm mới hì hục đi nấu cái này cái kia cho dùng. Chúc quý vị có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn.  

Đọc thêm

5 TIPS GIÚP MẮT SÁNG KHỎE

Đăng bởi HÀI BÙI | 03/06/2023 | 0 bình luận

Tôi cận thị từ năm 2004, tính ra cũng 20 năm nhưng mắt không hề tăng thêm độ. Với cường độ làm việc máy tính ít nhất 10 tiếng một ngày, trộm vía tới nay tôi vẫn chưa bị lồi mắt, trừ khi nhìn máy tính còn lại tôi không cần kính. Tôi học theo thầy Đông Y, dùng các món sau đều như vắt tranh, xin chia sẻ lại cho các bạn trẻ tham khảo để bảo vệ đôi mắt nhé! ***VỀ VIỆC ĂN UỐNG:     1. Ăn dầu mè nguyên chất đều ngày ngày thay cho chất béo khác và lâu lâu nhỏ dầu mè để làm sạch mắt và kích thích tuyến lệ 2. Ăn tầm 3 thìa thịt gấc/tuần. Tôi làm miso khìa gấc nên tôi ăn khá đa dạng, thịt gấc làm gia vị tạo màu món ăn, dùng cho kho, sốt, nấu canh, nấu riêu... chứ không phải nấu xôi đơn thuần. 3. Uống trà hoa cúc, kỷ tử hàng ngày. Gan khai khiếu ra mắt nên ai gan chức năng kém thường mùa này mắt rất khô mỏi, kéo màng, nóng trong mắt, mờ mắt... nên quý vị có mắt kém thử tham khảo món trà này. ***VỀ VIỆC XÔNG MẮT, THỂ DỤC CHO MẮT:     1. Xông mắt bằng hoa cúc. Quý vị cho một vài bông, đổ nước sôi vào 2/3 cốc, úp mắt vào xông 5-10 phút, cẩn thận chút kẻo bỏng mắt. Sau khi xông mắt rất sạch. 2. Mát xa mắt. Cái này tôi cũng học từ thầy Đông Y về huyệt mạch, từ cách bấm huyệt xa ở ngón tay cái, ngón chân cái và trực tiếp quanh mắt. Tôi hay đi trị liệu bên Quế spa nên tiện nhờ các em làm và tôi học bài bản theo, kết hợp khi mát xa dùng dầu hạt cà rốt nên xoá nhăn mắt khá hiệu quả. Quý vị lên youtube gõ cũng ra nhiều bài mát xa mắt đơn giản và ưu tiên sau mỗi giờ làm việc hay ngồi trước máy tính chúng ta dành ngày 2-3 phút mát xa mắt sẽ giải tỏa căng thẳng nơi mắt rất tốt. Tôi không phải thầy dạy thuốc hay thầy trị bệnh, nhưng nếu bạn tìm một người mà kiên trì cả chục năm với những phương pháp tự nhiên chia sẻ lại cho quý vị để đỡ lan man, tôi có thể cho đi những góc nhìn và trải nghiệm này để quý vị đỡ mất thời gian. Và nếu làm như tôi nói, ngay tắp lự bạn thấy sảng khoái liền. Chúc bạn có một đôi mắt sáng khỏe nhé.  

Đọc thêm

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THỰC PHẨM QUYẾT ĐỊNH CÁCH CHẾ BIẾN

Đăng bởi HÀI BÙI | 31/05/2023 | 0 bình luận

Tùy mục đích sử dụng mà cùng một loại thực phẩm chúng ta có những cách chế biến khác nhau.  Tôi ví dụ như cùng một hạt đậu: - Nếu muốn lấy vitamin, chất xơ thì làm giá đậu, hoặc rau mầm để ăn - Nếu muốn ăn dạng nhiều đạm thì hầm sơ để ăn - Nếu muốn lấy nhiều tinh bột thì ninh nhừ để ăn - Nếu muốn cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa thì lên men, ủ thành tương hay miso (cũng là tương mà dạng tương đặc, miso là cách người Nhật gọi) - Nếu muốn thải độc, hoạt khí thì lại đem rang dưới lửa đỏ + chảo gang thành trà để nấu nước uống. Một ví dụ khác là gừng, gừng dùng nhiều trong nhiều bài thuốc đông y để làm chất dẫn, như anh lính mở đường vậy, tùy lúc mà cần sao cháy, nướng, hay hấp, hay dùng tươi…. Bây giờ nhiều người đang bị ho, chẳng cần phân biệt vùng nào, miền Nam nắng nóng quá uống nước đá cho mát miệng thì viêm họng, viêm amidan, miền Bắc thì thời tiết còn âm u, ho viêm phế quá cũng không kém gì….Cùng là quả chanh: - Chanh tươi thì pha uống hạ nhiệt - Chanh muối lâu năm ủ theo nắng mưa thời gian, muối kết tinh bám vào mặt chanh, đem chanh này ngậm đỡ viêm vùng họng liền.  - Đem quả chanh muối này nấu cùng tía tô, củ sen, trà xanh già còn gọi là ban-cha, thì lại tiêu viêm tới phế, trị ho siêu hiệu quả - nói đúng ra như thuốc đặc trị ho đờm vậy. - Cùng là quả chanh, đem làm chanh muối, nước cốt chanh muối đó đem vào pha chế với các thức uống ngọt như là trà tắc, trà đào cam sả, nước dừa, nước mía, nước ép, hay trà đường… giữa lúc nắng nóng, hay lúc mà cơ thể ra mồ hôi liên tục không cầm được, mất khoáng…. thì lập tức bù khoáng liền, tạo kiềm cho máu. Người bụng dạ kém mà biết cách dùng chanh muối hay nước cốt mơ muối vào các thức uống, nấu ăn thì êm bụng liền, dù có viêm loét dạ dày đi nữa. Chỉ lấy vài ví dụ này để quý vị thấy rằng thực phẩm trên đời này không có cái món nào thật sự tốt, hay thật sự xấu, cũng chẳng có một món nào hoàn hảo đa năng chỉ một món đạt được hết mục đích của con người. Chỉ là trong hoàn cảnh nào, bệnh tình gì, vấn đề sức khỏe là gì, mà chúng ta có trong tay cả kho gia vị, biết dụng gia vị, biết dụng thực phẩm phối nhau như vị thuốc…. nó sẽ đem lại hiệu quả tức thì. Đang mùa ho đàm, tôi vẫn khuyên quý vị nên dùng thêm chanh muối, ủ chút trà tía tô củ sen bancha mà uống, kèm với vỗ đập kĩ vùng kinh phế và vùng ngực trên - ngay dưới đoạn xương quai xanh - nơi giao của các đường kinh âm trên cơ thể cho nhả ra, kèm với tập thở lấy tầm 30 hơi thở sâu cơ hoành - thở bụng ấy, thì quý vị sẽ cải thiện rất nhanh. Khi đang ho nên kiêng ăn đồ tính hàn, quý vị có đờm và tỳ kém thì đừng ăn xoài, sầu, măng cụt, mít, nhãn, vải tươi và lươn, ốc, ếch, cá trê cá trạch - những con sống sâu dưới sình bùn. Tất nhiên nếu hàn người ớn lạnh, thì nên đánh cảm thêm, hoặc không đánh cảm thì có nhiều bài để hỗ trợ làm ấm từ bên ngoài lắm như chườm muối gừng, nung gạch/đá cuội đá xanh mà bọc chườm lại. Khi cảm hay ho là tỳ bị lạnh, ăn hay ói, thì tôi chỉ thêm bài cháo tiềm phục hồi sinh lực, nấu lên với gạo thôi, nấu xong cho 10g gừng thái chỉ, thêm đường và ăn nóng - ăn phiên bản ngọt ấy, thì đang có ói lập tức tỳ khí ấm là dừng ói liền. Em bé cũng ăn được khi cảm lạnh bị ho và ói mửa nhé. Nên chọn đường cát vàng nhé, để làm dạ dày tăng nhiệt. Chúc quý vị luôn khỏe, biết nhiều cách tự chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình.  

Đọc thêm

HỌC CÁC CỤ NGÀY XƯA ĐỂ CÓ MỘT ĐÔI CHÂN KHỎE MẠNH

Đăng bởi HÀI BÙI | 31/05/2023 | 0 bình luận

Hôm trước về nhà, bà nội Duyên lên chơi, lúc ngồi nói chuyện một lúc thì tôi mới đưa bàn tay xuống xoa xoa đôi chân bà tôi. Một đôi chân chắc lụi. Bà tôi vẫn đi bộ bình thường đi chợ, 90 tuổi vẫn còn gánh được ít này ít kia đi từ nhà ra chợ khoảng hơn 2km. Và... toàn đi chân đất. Các cháu trong họ nhà tôi ở lứa U70 cũng thế, họ vẫn khoẻ vẫn đi lại trồng này trồng kia, dù rằng trồng để ăn và bán loanh quanh hàng xóm thôi (trong làng tôi có họ với nhau, chung họ, nhà tôi ở ngành trên nên việc cháu họ mà già 80  cũng có và tôi nghiễm nhiên ở tuổi này nếu vai vế thì lên chức cụ rồi, chứ không còn là bà nữa). Khi tiếp xúc phụ nữ trong Nam hay ngoài Bắc thì nhìn ở góc độ cá nhân chủ quan tôi thấy phụ nữ ở nông thôn miền Bắc chúng tôi lứa tuổi U70 đổ lên họ làm việc vất vả cả mấy chục năm nhưng hiếm thấy người nào giãn tĩnh mạch lắm, đôi chân vẫn khoẻ. Khác hẳn U50 sau này. U50 sau này lứa các chị tôi cũng vẫn còn đỡ, những anh chị 7X thời anh chị tôi sinh nở xong thì cũng khổ. Tuy nhiên, các chị ăn uống vẫn kiêng kĩ, ăn cơm cá thịt kho khô với rất nhiều gừng nghệ, lau hơ lá trầu, xoa rượu, bụng quấn nhẹ cái tã vải, không ăn uống thả cửa.... nên các chị về form dáng khá nhanh. Thậm chí ai siêng tập thể dục thì body còn ngút ngàn, nhìn sau nói thật nhiều cô gái 20 còn kém. Thế nên tôi mới nói khi tới tuổi bỗng thèm được đôi chân khoẻ mạnh như các cụ. Các cụ còn sinh 3-4-5 hay tới 11-14 người con mà chân các cụ về già vẫn chắc lụi, da cũng chả nám, cùng lắm có đồi mồi thôi. Thế chúng ta có bao giờ nhìn lại để thấy rằng sao cuộc sống hiện đại mà chúng ta - phụ nữ hiện đại lại yếu ớt đến vậy không ? - Máy lạnh - Ít vận động - Ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời - Không đổ mồ hôi mỗi ngày - Nếp sinh hoạt ăn theo sở thích chứ ít quan tâm ăn theo cơ chế nhu cầu của ngũ tạng lục phủ cơ thể Một ví dụ rất cụ thể là 20h cơ thể cần nghỉ ngơi rồi thì vẫn đi ăn lẩu, ăn đồ nướng, hay ép cơ thể làm việc quá mức. Có một cái thèm mà tôi nhìn ở góc độ nông dân chân đất khi quan tâm về chăm sóc sức khoẻ chủ động là Lửa. Lửa mà người xưa dùng là lửa dương, từ củi rơm, than. Dù hồi đó rét buốt lội đầm thì sáng tới tối nấu cơm ba bữa, ngồi trên cái đòn/ ghế thấp chàng hảng ra. Đa phần phụ nữ nấu ăn nên vô tình tử cung người nữ ấm áp vô cùng, má đỏ hây hây. Sinh xong dù có khi chả ở cữ nhưng nhờ Lửa nấu kiểu đó, có nhà hơ than, nên cũng là ngay từ đầu đã ngăn giảm suy giãn tĩnh mạch ở thời điểm vàng. U40, tôi mới biết quan tâm thật sâu về sức khoẻ của chính mình, khi nhận ra sức mạnh đôi chân quan trọng như thế nào. Chỉ may mắn khi hành trình tìm về sức khoẻ của tôi đi đúng lộ trình, xoáy sâu vào việc khôi phục khí huyết, khai thông kinh mạch, và dần dà đắp bồi thêm kiến thức về chăm sóc sức khoẻ phụ nữ. Những ai ngay tuổi 20 các bé đã giãn tĩnh mạch thì tôi có thể nói qua 35 có khi không leo nổi cầu thang. Người nào qua 35 tuổi mà suy giãn tĩnh mạch thì qua 40 sẽ tê nhức chân dọc từ hai bên hông chạy tới bàn chân, tất nhiên đi kèm cả suy giảm nội tiết tố, chuyện vợ chồng, nhan sắc... Và bắt đầu từ đây thấy đôi chân cứ teo dần lúc nào không hay. Cái tôi  khuyên trước nhất có lẽ là... hạn chế đá lạnh, máy lạnh, ăn đồ lạnh, ăn đồ lượng axit quá nhiều, tập khí công, xoa bóp và tắm nắng hàng ngày.... Các chị mà ăn toàn trái cây nước ép nghe điều này sẽ không thích, nhưng cơ thể nào ăn uống cực đoan sai lối thì khoảng 3 năm sẽ bước sang tình trạng khác. Các chị cứ lắng nghe và ghi chép lại nhé vì tôi biết nhiều người cũng giống tôi thời cứng đầu cứng cổ, nghe khuyên chưa ưng đâu, từ từ sẽ tới lúc vỡ. Có ai U40 như tôi bỗng một giây phút thèm một đôi chân chắc lụi như mấy cụ 80-90 vẫn đi bộ phà phà không!?  

Đọc thêm

THAY ĐỔI SỨC KHỎE BẢN THÂN TRƯỚC KHI MUỐN AI ĐỎ KHỎE LÊN

Đăng bởi HÀI BÙI | 31/05/2023 | 0 bình luận

Trước khi bạn tham vọng thay đổi một ai đó những nhận thức về sức khỏe, về chủ động chăm sóc sức khỏe để thay đổi cuộc đời, nên thay đổi bản thân mình trước tiên. Tôi gặp những người phụ nữ, thân thể suy nhược rã rượi, từ hệ tiêu hóa tới tử cung, chưa làm gì cả, đã  muốn thay đổi ngay ông chồng. Bản chất đàn ông không thích để người khác điều khiển, nhất là càng không thích để bạn đời mình điều khiển, mà họ muốn làm chỗ dựa vững chắc kia.  Bạn muốn thuyết phục người khác, không thể lải nhải nói miết bên tai họ được mà bạn hãy làm, hãy hành động. Mình làm cho họ thấy mình thay đổi chất lượng và đời sống vợ chồng hòa hợp lên. Năng lượng bản thân mình vượt trội dậy, ắt bạn đời mình sẽ dần dà bị thuyết phục. Còn cứng nữa là dù bạn dùng hết tâm ý phương tiện nói mà chưa được, thì chờ bác sĩ chuyên môn, khi khám ra nói thì bạn chỉ cần nhẹ nhàng thêm cú hích, là sẽ thuyết phục. Bản thể con người ai cũng ham sống sợ chết, ai cũng thích đẹp và khỏe, ai cũng thích hấp dẫn trong mắt người khác. Tuy nhiên phương tiện tiếp cận của mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Với tôi, dù nam hay nữ, người nhà hay người lạ, tôi không đặt kỳ vọng như một số đại đa số chị em.  Tôi đã ngưng kỳ vọng vào bất kì ai, không chỉ chăm sóc sức khỏe, mà trong mọi thứ, thay vì nghĩ mình sẽ thay đổi được ai đó, tôi chỉ cần thay đổi chính tôi. Khi nào đủ duyên thì tôi nói vài câu, nếu không đủ duyên thì cũng không cần nói vì hết thảy chúng ta dừng lại những lời hứa, những kỳ vọng sai đối tượng, chính là dừng lại những đau khổ, phiền não… Nếu trong 1 gia đình, một người mà luôn nỗ lực cầu thị, phát triển bản thân, không ngừng thay đổi, dù chậm chậm nhưng luôn tiến lên từng ngày. Còn một người không hề nhúc nhích gì, phiên bản của 2020 tới 2023 cũng là vậy. Tới một lúc, một người sẽ vụt sáng, thăng hoa, một người lùi lại rất xa. thì ắt hẳn không chỉ về tâm trí, tinh thần mà nhiều thứ khó mà chia sẻ được với nhau, và khó mà hoà hợp. Nếu bạn là nữ, ngay cả đời sống hôn nhân vợ chồng, sau những kỳ sinh nở, cơ thể thay đổi bạn sẽ nhận ra chất lượng đời sống vợ chồng sau cánh cửa giảm hẳn, khác hẳn. Nếu bạn thay đổi, chăm chút lại, dưỡng lại, bạn cũng sẽ thấy chất lượng tốt lên…. Thế nên tôi chỉ khuyên chị em vốn hay đa tình, đa đoan, nên kỳ vọng tham vọng thay đổi bản thân mình từ trong tới ngoài. Bằng cách làm mình khỏe khoắn, năng lượng cao lên, cả trí tuệ lẫn tinh thần, thì ắt hẳn tới lúc mà duyên sẵn có, người bạn đời tự thấy cần thay đổi, mà không cần bạn nói nhiều bên tai.  Chúc quý vị ngày càng khỏe mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài và là tấm gương truyền cảm hứng chăm sóc sức khỏe chủ động cho những người xung quanh  

Đọc thêm

HỌC CÁCH LÀM BÁC SĨ CỦA CHÍNH MÌNH

Đăng bởi HÀI BÙI | 31/05/2023 | 0 bình luận

Làm nghề nông mà dấn thân vào con đường chăm sóc sức khoẻ chủ động cái tưởng mình thành thầy nói. Ai kể lể một hồi ra mình đọc bệnh đúng như kiểu được sờ nắn cầm nắm ngắm nghía vậy ấy. Những năm tháng làm tài xế đưa hết người này tới người kia đi khám bệnh, gặp đủ kiểu trên trời dưới bể, rồi đi học, rồi làm, không biết nhiêu mà kể. Nữ giới chị em chúng mình có một cảm giác là một là khi chưa có bệnh gì to tát quá là chưa lo đâu, mình lờ đi, lo chồng lo con đã. 10 người mình gặp thì 9 người bị triệu chứng giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu, tê bì chân tay. Và có những người đặt vòng tránh thai hay cấy que tránh thai cả vài năm không biết tới rụng dâu là gì, khi được hỏi có thấy tê nhức chân bì bì không, các bạn đều bảo có. Mình chỉ nhận là một người làm về thực phẩm, chưa phải chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên môn gì đâu. Nhưng có một điều có lẽ cũng chỉ dám nhắn các chị em là chẳng cần chúng ta phải là thầy thuốc, hay là bác sĩ hay là chuyên gia dinh dưỡng, mình cố dành một chút thời gian tìm hiểu cơ thể vật lý, dinh dưỡng theo cả Đông Y lẫn Tây Y. Mình tìm hiểu các loại bệnh lý hiện gặp, đi kèm triệu chứng và các trợ phương tự nhiên lành mạnh từ xung quanh... để làm bác sĩ tự thân của mình trước.  Mình học cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống của bản thân và gia đình mình trước khi cần tới những người chuyên môn. Các ca gấp như gãy xương, rắn cắn.... thì cần lập tức đi cấp cứu ngay nhưng trong đời sống hàng ngày có hàng trăm hoàn cảnh, các bạn chỉ cần biết một chút về thực phẩm, dinh dưỡng, cách sinh hoạt theo thời tiết thì chắc chắn sức khoẻ sẽ được phòng bị. Nhà ai cũng có người bệnh và cũng từng ít nhiều mất rất nhiều tiền chữa bệnh cho người bị bệnh nặng mà không cứu được mạng nên mình cảm khái viết đôi dòng này.  Sách vở kiến thức bây giờ rất nhiều, các bạn thích nghiên cứu về bấm huyệt, khí công, có thể theo dõi mấy kênh sau này: 1- Thầy Lê Thuận Nghĩa - thầy là thầy chuyên khí công và giỏi rất nhiều lĩnh vực một cách xuất sắc chứ không phải bình thường. Facebook của Thầy: https://www.facebook.com/thuannghia.le Phải nói nhờ gặp thầy từ năm 2017, từ đó mình lục lọi tìm kiếm vỡ lẽ được rất nhiều vấn đề mình mắc kẹt ở những năm tháng trước. 2- Thầy Lý Phước Lộc - thầy chữa bệnh bằng bấm huyệt, chẳng cần nhớ huyệt, xem nhiều video của thầy tự biết cách bấm theo từng loại chứng bệnh rất hay. Duyên có 1 quãng thời gian 2012 cày nát hàng trăm video của thầy, còn ghi chép và vẽ thành sơ đồ trong sổ tay nữa cơ. Kênh của thầy: https://www.youtube.com/user/khicongydaovn 3- Thầy Đỗ Đức Ngọc - thầy Ngọc còn thân với một vị Sư Phụ của mình, tháng 3 năm ngoái qua điện thoại còn được nói chuyện với thầy, thầy hơn 80 tuổi mà giọng vẫn sang sảng nội khí rất tốt luôn. Thầy Ngọc sau này không chủ trương dùng các bài thuốc có dùng động vật làm nguyên liệu nữa, các bạn tham khảo qua kênh này. Mình hay tập bài vỗ tay 4 nhịp của thầy Ngọc xen kẽ các giờ là việc vì nó tác động được toàn thân từ cổ vai gáy đầu và lưng tuyệt vời lắm, động tác đơn giản nhưng mà siêng tập có hiệu quả tức thì luôn. Kênh của thầy: https://www.youtube.com/c/KhiCongYDao/videos 3- Chị Kim Oanh Lương, Duyên ít xem chị Kim Oanh nhưng chị bạn của Duyên thì hay xem và làm theo luôn cũng rất hiệu quả. Mình học huyệt là học tới đâu tự mò rồi làm luôn cái nhớ, người học kiểu thực dụng làm thôi khỏi cần nhớ cũng được, Duyên là thuộc típ này nhé! Kênh của chị: https://www.youtube.com/channel/UCivOz5ajkEUsvXbpf8aPVIw  Mình học để biết để tự xử lý cho mình và người xung quanh khi cần, còn cái nào chuyên sâu hơn thì cần tới thầy chuyên môn, thế xã hội mới cân bằng được chứ. Mình chưa cần phải làm bác sĩ đi chữa bệnh cho ai cả, làm bác sĩ tự thân mình trước thì cũng được một phân nửa tự tại rồi đó chị em. Chiếm dụng thời gian của bản thân thật hiệu quả nhé!  

Đọc thêm
Hotline: 0865 864 988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: